Nếu nhà chúng ta có con nít, chắc hẳn ai cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh đồ chơi cũ thì bị vứt xó, còn đồ chơi mới thì cứ mua thêm vào liên tục. Dần dần, cả ngôi nhà sẽ lộn xộn với cái đống đồ chơi này, để rồi khi vài ba năm nữa, khi những đứa trẻ trưởng thành thì số đồ chơi đó chỉ có thể đem cho hay thậm chí là vứt đi, rất lãng phí. Đó cũng chính là lý do xuất hiện một dịch vụ quyên góp đồ chơi vừa mới xuất hiện ở Hong Kong của công ty Pekes, với mục đích chính là giúp các gia đình hạn chế chi phí vào việc mua đồ chơi mới cho con em và vừa góp phần giảm lượng rác thải nhựa trong môi trường.
Cụ thể, các món đồ chơi đã qua sử dụng sẽ được xoay vòng qua các hộ gia đình sau mỗi khoảng thời gian một tháng. Các hộ gia đình chỉ cần đăng ký và chi trả một khoảng phí nhỏ cho các nhân viên để vận chuyển và xử lý, vệ sinh đồ chơi. Hiện dịch vụ này đã được triển khai và nhận được một số phản hồi tích cực của những đứa trẻ, chẳng hạn như cậu bé Jonah 7 tuổi cũng hiểu rằng nhiều món đồ chơi được làm bằng nhựa của mình nếu không còn được sử dụng sẽ bị vứt xuống biển và ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Vì thế cậu vui với việc chia sẻ những quyển sách đã đọc, đồ chơi đã từng thích và những bộ ghép hình cũ cho các bạn khác.
Theo Sole Riestra, nhà sáng lập của Pekes chia sẻ: “Ngành công nghiệp đồ chơi là một trong những ngành tiêu thụ đồ chơi lớn nhất thế giới. Phần lớn các món đồ chơi nhựa rất khó để tái chế nên nếu chúng được chia sẻ với người khác, những món đồ chơi này sẽ được dùng lâu dài qua nhiều bạn nhỏ. Vì thế bố mẹ sẽ không phải bận tâm đến việc mua những món mới chỉ xài trong một thời gian và kết thúc với việc vứt vào bãi rác.”
Anh em thấy ý tưởng này như thế nào, với mình ý tưởng này rất hay vì trẻ em sẽ luôn có đồ chơi mới, trong khi đó những món đồ chơi cũ sẽ không bị vứt bỏ lãng phí. Bên cạnh đó, những món đồ này sẽ được bên dịch vụ làm sạch và trông như mới trước khi chuyển đến nhà bạn nhỏ khác. Vì thế về lý thuyết thì ý tưởng này rất hữu ích và thiết thực.
Theo

Cụ thể, các món đồ chơi đã qua sử dụng sẽ được xoay vòng qua các hộ gia đình sau mỗi khoảng thời gian một tháng. Các hộ gia đình chỉ cần đăng ký và chi trả một khoảng phí nhỏ cho các nhân viên để vận chuyển và xử lý, vệ sinh đồ chơi. Hiện dịch vụ này đã được triển khai và nhận được một số phản hồi tích cực của những đứa trẻ, chẳng hạn như cậu bé Jonah 7 tuổi cũng hiểu rằng nhiều món đồ chơi được làm bằng nhựa của mình nếu không còn được sử dụng sẽ bị vứt xuống biển và ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Vì thế cậu vui với việc chia sẻ những quyển sách đã đọc, đồ chơi đã từng thích và những bộ ghép hình cũ cho các bạn khác.

Theo Sole Riestra, nhà sáng lập của Pekes chia sẻ: “Ngành công nghiệp đồ chơi là một trong những ngành tiêu thụ đồ chơi lớn nhất thế giới. Phần lớn các món đồ chơi nhựa rất khó để tái chế nên nếu chúng được chia sẻ với người khác, những món đồ chơi này sẽ được dùng lâu dài qua nhiều bạn nhỏ. Vì thế bố mẹ sẽ không phải bận tâm đến việc mua những món mới chỉ xài trong một thời gian và kết thúc với việc vứt vào bãi rác.”

Anh em thấy ý tưởng này như thế nào, với mình ý tưởng này rất hay vì trẻ em sẽ luôn có đồ chơi mới, trong khi đó những món đồ chơi cũ sẽ không bị vứt bỏ lãng phí. Bên cạnh đó, những món đồ này sẽ được bên dịch vụ làm sạch và trông như mới trước khi chuyển đến nhà bạn nhỏ khác. Vì thế về lý thuyết thì ý tưởng này rất hữu ích và thiết thực.
Theo