
Như các bạn đã biết vào tháng 6 năm tới google sẽ bắt đầu ngừng cho upload ảnh miễn phí lên google photo. Họ sẽ chuyển sang thu tiền với gói thấp nhất cho 100gb là 2.99 usd/eur/ tháng. Ở việt nam vào khoảng 45 ngàn đồng 1 tháng. Cái giá mà họ đưa ra thực sự khá hấp dẫn, 45 ngàn thì chỉ đúng bằng ly cafe ở sài gòn. Câu hỏi đặt ra là sau khi xài hết 100gb đấy thì sẽ như thế nào. Các bạn sẽ có 2 lựa chọn 1 là trả tiền cho gói cao hơn/ tháng, 2 là chép ảnh ra ổ cứng để trống chỗ để sử dụng tiếp. Và còn hơn thế nữa nếu cloud của bạn bị đầy hoặc vượt quá định mức dung lượng mà bạn mua thì google sẽ tiến hành xóa nội dung của bạn.
100 gb nghe thì có vẻ nhiều, đối với các bạn chỉ sử dụng điện thoại để selfie hay quay những đoạn video ngắn với độ phân giải full hd (1080) mặc định chắc cũng phải sử dụng đến 2,3 năm mới cần nâng cấp lên gói cao hơn. Nhưng đối với những bạn hay chụp ảnh bằng dslr và quay phim 4k(mình nghĩ 8k lúc này là chưa cần thiết lắm) thì sao, thử làm 1 phép tính nhỏ: 1 file hình raw từ máy dslr có dung lượng khoảng 30mb, 1 video 4k quay trong vòng 1 phút là khoảng 1gb. Trung bình 1 tuần các bạn có thể chụp 50 tấm hình và quay tầm 10p video. 30x50 = 1.5 gb + 10gb = 11.5gb. Tức là chưa đến 10 tuần các bạn sẽ phải nâng cấp lên gói cao hơn. Và cứ như vậy càng ngày các bạn sẽ càng phải trả nhiều tiền hơn 1 tháng cho dịch vụ của google.
Với bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn để dùng Raspberry pi để tạo 1 công cụ lưu trữ tự động tại nhà.
Phần 1:
Các bước chuẩn bị cần thiết:
- Raspberry pi 3 hoặc 4, mình recommend là dùng pi 4 có cổng usb 3.0 backup sẽ nhanh hơn đáng kể.
- Ổ cứng: loại 500gb hoặc 1T, lớn hơn thì mình chưa thử.
- Thẻ sd card: 16gb
- Power adapter cho raspberry pi loại 5V 2.5A trở lên
hoặc:
Sau đó dùng raspberry Pi imager để ghi ra thẻ nhớ. Tải ở đây cho bạn nào chưa có.
Ok vậy là xong 1 nửa rồi. Việc cần làm tiếp theo là gắn ổ cứng vào cổng usb của Pi, gắn cab mạng vào cổng ethernet của Pi.
Download Lomorage Android or Ios app.

Kết nối vào wifi cùng mạng. App sẽ tự động kết nối với raspberry, các bạn cần tạo account và password. Sau đó app sẽ tự động backup.

Các bạn cũng có thể up ảnh băng cách mở web browser với đia chỉ (thay raspberry bằng địa chỉ mà bạn thấy trên app).
Vd trong trường hợp của mình là: 129.168.50.109:8001
Dao diện sau khi login.
Phần 2:
Ở phần này mình sẽ giới thiệu công cụ backup tự động thẻ nhớ của máy ảnh hoặc hình ảnh trên điện thoại. Các bạn chỉ cần cắm thẻ nhớ hay điện thoại vào là sẽ hệ thống sẽ tự động sao lưu. Các bạn không cần phải tải lại file hay làm thêm bất cứ thao tác gì vì phần mềm đã được cài sẵn trong file image mà các bạn tải ở trên.
Trước hết các bạn cắm ổ cứng vào cổng usb 3.0 của Pi. Sau đó dùng đầu đọc thẻ nhớ chuẩn usb 3.0 cắm thẻ nhớ vào đầu đọc rồi gắn vào cổng usb 3.0 (màu xanh) còn lại.
- Mở trang web lên 080 thay raspberry bằng địa chỉ IP address của pi như phần 1. Vd 192.168.50.109:8080. Giao diện web như trong hình sẽ hiện ra.
Các bạn nhấn tiếp vào mục SYSTEM INFO. Kéo xuống dưới thấy mục Device thì dừng lại kiểm tra xem ổ cứng của các bạn gắn ở vị trí nào tên của ổ cứng là gì. Ví dụ các bạn có thể thấy trong hình ổ cứng của mình là sda2 dung lượng gần 476.9G và thẻ nhớ của mình là sdb1 dung lượng là 28.7G. Các bạn ghi chú lại phần này để làm bước tiếp theo.
Nhấn back ở cuối trang để quay về giao diện ban đầu và nhấn vào mục setting. Điền thông tin ổ cứng và sd card như hình bên dưới, nếu các bạn không thay đổi ổ cứng hay thẻ nhớ thì việc này các bạn chỉ cần phải làm 1 lần. Chỉnh luôn Power_off = false để tránh raspberry shutdown sau khi backup xong. Nhớ save lại sau khi điền đầy đủ thông tin.
Nhấn back để quay lại giao diện chính. Sau khi quay lại giao diện chính nhấn card backup. Và ngồi chờ đến khi backup xong thôi.
Backup trực tiếp từ điện thoại hay máy ảnh. Vào mục setting sửa đường dẫn đến ổ cứng của bạn như phần tô xanh ở hình dưới (nhớ là đường dẫn đến ổ cứng của các bạn như mục storage mount point ở trên), sau đó nhấn save và back để quay lại màn hình chính. Ở chế độ mặc định thiết bị sẽ tự động backup vào bộ nhớ trong của Pi.
Sau đó dùng cab cắm điện thoại trực tiếp vào cổng usb của pi để backup. Các bạn nhớ chuyển điện thoại sang chế độ photo transfer để back up ảnh hoặc transfer file hay MPT trên điện thoại để backup toàn bộ dữ liệu. Cuối cùng nhấn vào mục camera backup trên giao diện web và đi uống cafe rồi ngồi chờ thôi.
Nguồn:
Bạn nào muốn tự làm từ đầu có thể xem hướng dẫn trên trang github của lomorage và little back-up box. Chú ý là các bạn phải sửa code lại 1 tí để có thể chạy cả little backup box lẫn lomorage. Vì cả 2 đều dùng port 8000.